CAO HUYẾT ÁP

Thảo mộc điều trị tăng huyết áp

  • Cập nhật : 01/07/2015

Tăng huyết áp có thể do các nguyên nhân: do thận như viêm cầu thận cấp tính, ứ nước bể thận, u tủy xương thận, hẹp động mạch thận; do nguyên nhân khác như: hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén; do nguyên nhân thần kinh, cường tuyến giáp trạng, hở  van động mạch chủ, hoặc có thể là tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Việc điều trị tùy thuộc nguyên nhân để dùng thuốc thích hợp. Trong y học cổ truyền cũng có nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả.

Dược thảo điều trị tăng huyết áp

Dâu tằm: vỏ rễ dâu chữa phù thũng, bụng chướng to, tiểu tiện không thông, tăng huyết áp. Ngày dùng 4 - 12g,  có khi đến 30g, sắc uống. Lá dâu chữa tăng huyết áp, nhức đầu, mất ngủ, sốt nóng, ho, viêm họng. Ngày dùng 6 - 12g, sắc uống.

Cúc hoa trắng: được dùng làm thuốc chữa tăng huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, đau dây thần kinh. Ngày dùng 10 - 15g, sắc uống.

Ngưu tất: ngưu tất có tác dụng hạ cholesterol máu, hạ huyết áp, chống viêm. Chữa đái rát buốt, đái ra máu, được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa tăng huyết áp, thấp khớp, sỏi đường tiết niệu.

Mạch môn: được dùng để lợi tiểu, chữa tăng huyết áp, điều hoà nhịp tim khỏi hồi hộp, chữa mất ngủ.

Đương quy: có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu. Được dùng điều trị huyết ứ trệ, tăng huyết áp, thiếu máu.

Dành dành: có tác dụng hạ huyết áp, hạ cholesterol máu, gây trấn tĩnh, giảm đau, lợi tiểu. Quả dành dành được dùng chữa tiểu tiện khó khăn, tiểu tiện ra máu. Ngày dùng 6 - 12g sắc uống. Rễ dành dành có tác dụng chữa viêm thận, phù thũng. Ngày dùng 15 - 30g  sắc uống.

Đảng sâm: có tác dụng bổ toàn thân và kích thích miễn dịch. Đảng sâm Trung Quốc có tác dụng gây tăng hồng cầu, hạ huyết áp do làm giảm mạch ngoại vi. Đảng sâm được dùng chữa viêm thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Ngày dùng 20 - 40g, sắc uống.

Táo ta: hạt táo có tác dụng an thần gây ngủ và gây hạ huyết áp kéo dài. Ngày dùng 1 - 1,5g tương đương với khoảng 15 - 20 nhân hạt. Nếu dùng liều cao (6 - 8g) phải sao đen, nghiền thành bột uống.

Trạch tả: có tác dụng hạ huyết áp, lợi tiểu, hạ lipid huyết và chống vữa xơ động mạch. Trên lâm sàng, ở những bệnh nhân tăng lipid máu, có tác dụng làm giảm cholesterol, bêta-lipoprotein và triglycerid trong máu. Ngày dùng 10 - 20g, sắc uống.

Ngũ vị tử: gây hạ huyết áp do tác dụng giãn mạch và là thuốc bổ. Ngày dùng 6 - 12g, sắc uống.

Đỗ trọng: Gây hạ huyết áp và lợi niệu, dùng điều trị chứng tăng huyết áp và thận hư, sưng tê phù.  Ngày dùng 12 - 20g, có khi tới 30g, sắc uống.

Các bài thuốc điều trị tăng huyết áp

Thục địa

Bài 1: Chữa tăng huyết áp ở bệnh nhân có vữa xơ động mạch, chóng mặt, ù tai: Thục địa 25g, hoài sơn 15g; phục linh, sơn thù du, mỗi vị 12g, mẫu đơn bì, lá dâu tằm, cúc hoa trắng, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Chữa tăng huyết áp ở bệnh nhân có nhịp tim nhanh, ra mồ hôi, có hiện tượng ứ trệ huyết ở mạch máu ngoại biên: thục địa, mạch môn, đương quy, long đởm thảo, dành dành, hoàng liên, hoàng bá, thạch cao mỗi vị 30g; ngưu tất 25g; tri mẫu 10g, mộc hương 6g. Tất cả các vị tán bột, làm thành viên hoàn 0,5g. Mỗi lần uống 4 viên, ngày 3 lần.

Bài 3: Chữa tăng huyết áp ở bệnh nhân có bệnh cơ tim: phục linh 15g, bá tử nhân 12g; toan táo nhân (sao đen), thục địa, hoài sơn, đương quy mỗi vị 10g, mộc hương 6g, hoàng liên 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Chữa tăng huyết áp ở bệnh nhân mắc bệnh thận: phục linh, thục địa, hoài sơn, thạch hộc mỗi vị 12g; cúc hoa trắng, kỷ tử, sơn thù du, trạch tả, mỗi vị 10g, mẫu đơn bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 5: Chữa tăng huyết áp ở bệnh nhân có giãn tim, chóng mặt, khó thở, ra mồ hôi, có biểu hiện ứ trệ huyết: mạch môn, hà thủ ô đỏ mỗi vị 15g; thục địa, đương quy, ngũ vị tử, toan táo nhân (sao đen), huyền sâm, mỗi vị 10g; phục linh, thạch xương bồ, cúc hoa trắng, cam thảo bắc, đảng sâm mỗi vị 6g; dành dành 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 6: Chữa tăng huyết áp mức độ vừa: hoài sơn, tri mẫu, bắc sa sâm, huyền sâm, vỏ rễ dâu, mỗi vị 15g; thục địa, mẫu đơn bì, toan táo nhân  (sao đen), hà thủ ô đỏ mỗi vị 10g; phục linh, thạch xương bồ, đương quy, hoàng cầm mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 7: Chữa tăng huyết áp ở người cao tuổi có vẻ mặt khoẻ mạnh: hạ khô thảo 30g; mẫu đơn bì, bạch thuợc mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Có thể dùng trong thời gian dài.

( Theo GS. Đoàn Thị Nhu // Báo Sức khỏe đời sống Online )

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Hoa hòe - Vị thuốc quý trị tăng huyết áp1

      Hoa hòe - Vị thuốc quý trị tăng huyết áp

      Đông y gọi hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm thuốc. Do vậy, ta phải thu hái hoa hòe,  ngay từ khi nó còn là nụ hoa, là như vậy.

    • Cỏ mần trầu trị cao huyết áp2

      Cỏ mần trầu trị cao huyết áp

      Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu... tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ lúa (Poaceae). Đông y cho rằng, Người ta thường dùng toàn thân cây cỏ mần trầu để làm thuốc trị bệnh, cụ thể như phối hợp với nhân trần làm nước giải khát mùa hè.

    • Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần II3

      Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần II

      Ngưu tất: Tên khoa học: Radix Achranthides. Thường dùng rễ cây làm thuốc. Hiện nay ngưu tất đã được di thực và trồng thành công ở nước ta.Thành phần hóa học gồm có: saponin, khi thủy phân cho acid oleanoic và glucoza…

    • Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp4

      Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp

      Đối với những người bị bệnh cao huyết áp, đậu phụ không chỉ là thức ăn lý tưởng mà còn là một vị thuốc để chữa bệnh...

    • Giun đất và khả năng điều trị tăng huyết áp5

      Giun đất và khả năng điều trị tăng huyết áp

      Y văn gọi các vị thuốc từ giun đất là Địa long (Rồng đất). Trong các tác dụng của Địa long thì hỗ trợ hạ huyết áp được quan tâm nhiều nhất. Ngoài ra, vị thuốc từ giun đất còn giúp dự phòng tai biến mạch máu não. 

    • Hoa hướng dương chữa tăng huyết áp6

      Hoa hướng dương chữa tăng huyết áp

      Hoa hướng dương (Helianthus annuus L.), thuộc họ cúc, tên khác là cây quỳ, hoa mặt trời. Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8-10. Dầu ép từ hạt có màu vàng nhạt, vị ngọt dịu, mùi dễ chịu, chứa các acid béo (acid myristic, palmitic, linoleic), các vitamin A, D, E.

    • Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần I7

      Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần I

      Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi và đang ngày càng có xu hướng gia tăng, được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, có rất nhiều thuốc giúp điều trị căn bệnh này.

    • Ớt trái và chứng huyết áp cao8

      Ớt trái và chứng huyết áp cao

      Ăn ớt có thể là giải pháp tuyệt vời cho những ai bị huyết áp cao. Các nhà khoa học thuộc Đại học Quân Y ở Trung Quốc đã khẳng định điều này sau khi nghiên cứu trên loài chuột, Báo The Times of India cho hay.

    Tinsuckhoe.com- Ads demo