CAO HUYẾT ÁP

Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần II

  • Cập nhật : 01/07/2015

Ngưu tất: Tên khoa học: Radix Achranthides. Thường dùng rễ cây làm thuốc. Hiện nay ngưu tất đã được di thực và trồng thành công ở nước ta.Thành phần hóa học gồm có: saponin, khi thủy phân cho acid oleanoic và glucoza…

->> Bỗng dưng tụt huyết áp!!!
->> Bệnh huyết áp thấp và những điều cần biết
->> Bệnh cao huyết áp và những điều cần biết

Cây ngưu tất - tinsuckhoe.com
Cây ngưu tất

Theo y học cổ truyền: ngưu tất vị chua đắng, tính bình, không độc, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng phá huyết, hành ứ (nếu dùng sống) hoặc bổ can, thận, mạnh gân cốt (nếu bào chế chín). Trong dân gian, ngưu tất thường được dùng chữa bệnh thấp khớp, đau mình mẩy, đau bụng, kinh nguyệt khó khăn. Liều dùng 4-16g mỗi ngày. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy ngưu tất có tác dụng làm hạ mỡ máu tốt. Đã được áp dụng tại Việt Nam dưới dạng cao lỏng ngưu tất để chữa bệnh mỡ máu cao: Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc uống hàng ngày.

Trên động vật thí nghiệm, ngưu tất còn có tác dụng gây hạ huyết áp tạm thời. Ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu, giảm sự co bóp cơ trơn.

Bài thuốc ứng dụng: Ngưu tất 12g, hoa đại 10g, cúc hoa 12g. Sắc uống ngày một thang.

Cây thảo quyết minh

Tên khoa học: Cassia tora L., còn gọi là quyết minh, hạt muồng muồng ngủ, đậu ma… Thường dùng hạt cây thảo quyết minh làm thuốc với tên gọi là quyết minh tử. Là cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, có chứa một số chất có hoạt tính như antraglucisid, renin chrsophenol, obtusin, emodin…

Theo tài liệu cổ, thảo quyết minh vị mặn, tính bình, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Thường được dùng để chữa một số bệnh như thông manh, mắt đỏ, nhức đầu, đại tiện táo kết…

Quyết minh tử chứa các hoạt chất có tác dụng làm hạ cholesterol máu, ngăn cản sự hình thành các mảng xơ cứng lòng mạch, chống tăng huyết áp và còn có tác dụng thư giãn, kháng khuẩn.

Ngày nay, người ta thường dùng cây thuốc này để chữa các bệnh: Mỡ máu tăng, huyết áp tăng. Thực tiễn lâm sàng cho thấy 80% người bị cholesterol máu cao đã trở về bình thường sau 2 tuần sử dụng thuốc này, điều trị lâu dài có thể đạt 96%. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các thuốc khác như ngưu tất, hoa hòe, cúc hoa… trong điều trị mỡ máu cao và tăng huyết áp.

Bài thuốc ứng dụng: Quyết minh tử sao thơm 12g, hoa hòe 6g. Hãm uống hàng ngày thay chè.

Linh chi

Tên khoa học: Ganoderma luccidum. Linh chi là một thảo dược được coi là thượng phẩm. Từ ngàn xưa, tiền nhân đã coi linh chi như một loại tiên đan, diệu dược. Sách Thần nông bản thảo đã viết: Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái quý của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ gìn sức khỏe cho các bậc đế vương. Vào thế kỷ 16, Lý Thời Trân cho rằng linh chi là loại Cây cỏ tốt lành, ăn nhiều có thể làm cơ thể nhẹ đi mà không già, sống lâu như thần tiên.

Hiện nay, linh chi đã được nuôi cấy thành công ở nước ta. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy linh chi có chứa một số hoạt chất như ergoossterol, lyzozym, protease, acid hữu cơ và một số alkaloid khác…

Tác dụng sinh học của linh chi đã được khoa học chứng minh, đặc biệt là trên hệ tim mạch. Linh chi có tác dụng làm giảm cholesterol máu, phospholipid máu, tăng sức co bóp cơ tim, phòng ngừa vữa xơ động mạch. Ngoài ra linh chi còn có tác dụng điều hòa huyết áp, huyết áp cao sẽ làm giảm đi, huyết áp thấp sẽ làm tăng lên đến mức bình thường; Dùng nhiều huyết áp sẽ ổn định. Linh chi còn có tác dụng chống co thắt mạch máu, tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành.

Ngoài tác dụng trên, linh chi còn có nhiều tác dụng khác như làm hạ đường huyết, bổ phổi, cắt cơn ho suyễn, bổ gan thận, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa, tránh mệt mỏi.

Bài thuốc ứng dụng: Thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm. Liều dùng hàng ngày 3-10g, có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị khác như thảo quyết minh, ngưu tất, hà thủ ô… để làm tăng tác dụng hạ huyết áp, chống rối loạn mỡ máu.

Dâm dương hoắc

Tên khoa học Epimedium brevicorum., E. Koreapum,. E.sagitatum.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy dâm dương hoắc chứa các hoạt chất như glucoside, icariin, noricariin, dầu thơm và một số acid béo. Một số glucosid, flavonol cũng đã được phát hiện có trong dâm dương hoắc, được xem là không độc. Hiện nay, dâm dương hoắc đã được áp dụng điều trị thiểu năng vành, viêm phế quản mãn, suy nhược thần kinh.

Tác dụng sinh học của dâm dương hoắc trên hệ tim mạch là làm giãn mạch nên có tác dụng tăng cường lưu lượng vành, giảm huyết áp. Người ta thấy rằng có thể dùng dưới dạng chè thuốc và dùng lâu dài. Đồng nhất với y học cổ truyền, nghiên cứu của Sun và cộng sự (1996) đã kết luận dịch chiết dâm dương hoắc có tác dụng kích thích tình dục ở nam giới. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy dâm dương hoắc có tác dụng làm tăng lượng tinh trùng và tăng 17 – xetosteroid. Ngoài ra, còn có tác dụng giảm ho, long đờm, kháng khuẩn…

Bài thuốc ứng dụng: Dâm dương hoắc 12g, trần bì 10g, ngưu tất 12g. Sắc uống hàng ngày, có tác dụng điều trị bệnh huyết áp cao, đau thắt ngực do thiểu năng vành.

Dừa cạn

Tên khoa học Catharanthus roseus (Linn) G Don thuộc họ Trúc đào, còn có tên gọi là Trường xuân hoa, nhật nhật tân… Cây này mọc hoang và được trồng để làm cảnh do có hoa đẹp. Theo tài liệu cổ, dừa cạn vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng kháng nham (chống ung thư), an thần, trấn tĩnh, bình can, thanh nhiệt, lương huyết, giải độc… Thường được áp dụng chữa huyết áp cao, bệnh bạch huyết, u lim-phô.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, dừa cạn có chứa một số alkaloid có tác dụng hạ huyết áp như trong cây ba gạc Ấn Độ (Rawolfia serpentiana Benth). Ngoài ra còn có resecpin, secpentin, ajmalixin, vinxein, vindolixin, digitalin và hoạt chất giống insulin…

Tác dụng sinh học trên tim mạch: Vinxein có tác dụng gây liệt thần kinh giao cảm và resecpin có tác dụng hạ huyết áp.

Hiện nay, dừa cạn đang được ta xuất khẩu sang Pháp, chủ yếu để bào chế thuốc chữa bệnh bạch cầu.

Bài thuốc ứng dụng: Dừa cạn 12g, hoa hòe 6g. Sắc uống ngày một thang thay nước chè.

Cây dâu tằm

Còn gọi là Dầu cang (Mèo), May mon (Thổ). Thường dùng nhiều bộ phận để làm thuốc như lá (tang diệp), cành (tang chi), vỏ rễ (tang bạch bì), quả chín (tang thầm)…

Theo tài liệu cổ: Quả dâu (tang thầm) vị chua ngọt, tính bình, vào tâm, can, thận. Tác dụng tăng huyết dịch, chữa thiếu máu, đau khớp xương, chứng táo bón ở người cao tuổi. Uống lâu giúp khỏe người, ngủ ngon giấc, tỏ tai sáng mắt, trẻ lâu, liều dùng 12-20g/ngày. Lá dâu vị ngọt đắng, tính mát, vào can, phế. Tác dụng mát máu, thanh đờm, chữa cảm sốt nóng có mồ hôi, đau họng ho khan, nhức đầu. Cành dâu thái miếng, sao vàng, vị đắng, tính bình vào can, phế, dùng chữa phong thấp tay chân co quắp, đau nhức: Cành dâu sao 20g, cây huyết dụ 12g sắc uống. Tầm gửi dâu (tang ký sinh) vị đắng tính bình, vào can, thận, mạnh gân cốt, lợi huyết mạch, an thai, xuống sữa.

Tác dụng sinh học trên tim mạch: dịch chiết vỏ rễ dâu gây hạ huyết áp, giãn mạch… trên động vật thí nghiệm.

Y học thường dùng vỏ rễ dâu làm thuốc hạ huyết áp, thấp khớp, lợi tiểu… Canh cá diếc lá dâu có tác dụng chữa bệnh huyết áp cao.

Bài thuốc ứng dụng:

 

  • Lá dâu 20g thái chỉ, con trai 3-5 con, nấu cháo ăn hàng ngày. Bài thuốc này thích dụng với người cao tuổi bị tăng huyết áp.
  • Vỏ trắng rễ dâu 20g. Sắc uống ngày một thang.
  • Canh cá diếc lá dâu: lá dâu 20g thái chỉ, cá diếc tươi 1 con. Nấu canh ăn hàng ngày.
Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Hạt muồng chữa trị tăng huyết áp, táo bón1

      Hạt muồng chữa trị tăng huyết áp, táo bón

      Hạt muồng hay còn gọi là hạt muồng ngủ, theo tên thuốc Đông y là thảo quyết minh, hay quyết minh tử. Thảo quyết minh được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến một số chức năng của tạng can (gan), đau mắt, mờ mắt... táo bón do thiếu dịch mật...

    • Hoa hòe - Vị thuốc quý trị tăng huyết áp2

      Hoa hòe - Vị thuốc quý trị tăng huyết áp

      Đông y gọi hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm thuốc. Do vậy, ta phải thu hái hoa hòe,  ngay từ khi nó còn là nụ hoa, là như vậy.

    • Cỏ mần trầu trị cao huyết áp3

      Cỏ mần trầu trị cao huyết áp

      Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu... tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ lúa (Poaceae). Đông y cho rằng, Người ta thường dùng toàn thân cây cỏ mần trầu để làm thuốc trị bệnh, cụ thể như phối hợp với nhân trần làm nước giải khát mùa hè.

    • Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp4

      Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp

      Đối với những người bị bệnh cao huyết áp, đậu phụ không chỉ là thức ăn lý tưởng mà còn là một vị thuốc để chữa bệnh...

    • Giun đất và khả năng điều trị tăng huyết áp5

      Giun đất và khả năng điều trị tăng huyết áp

      Y văn gọi các vị thuốc từ giun đất là Địa long (Rồng đất). Trong các tác dụng của Địa long thì hỗ trợ hạ huyết áp được quan tâm nhiều nhất. Ngoài ra, vị thuốc từ giun đất còn giúp dự phòng tai biến mạch máu não. 

    • Hoa hướng dương chữa tăng huyết áp6

      Hoa hướng dương chữa tăng huyết áp

      Hoa hướng dương (Helianthus annuus L.), thuộc họ cúc, tên khác là cây quỳ, hoa mặt trời. Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8-10. Dầu ép từ hạt có màu vàng nhạt, vị ngọt dịu, mùi dễ chịu, chứa các acid béo (acid myristic, palmitic, linoleic), các vitamin A, D, E.

    • Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần I7

      Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần I

      Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi và đang ngày càng có xu hướng gia tăng, được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, có rất nhiều thuốc giúp điều trị căn bệnh này.

    • Thảo mộc điều trị tăng huyết áp8

      Thảo mộc điều trị tăng huyết áp

      Tăng huyết áp có thể do các nguyên nhân: do thận như viêm cầu thận cấp tính, ứ nước bể thận, u tủy xương thận, hẹp động mạch thận; do nguyên nhân khác như: hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén...

    Tinsuckhoe.com- Ads demo