CAO HUYẾT ÁP

Hoa hòe - Vị thuốc quý trị tăng huyết áp

  • Cập nhật : 01/07/2015

Đông y gọi hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm thuốc. Do vậy, ta phải thu hái hoa hòe,  ngay từ khi nó còn là nụ hoa, là như vậy.

Hoa hòe - tinsuckhoe.com
Hoa hòe

Sau khi thu hái hoa hòe, người ta tuốt lấy nụ hoa, nhặt bỏ các cành con và lá còn sót lại, rồi đem sao. Do hoa hòe có giá trị, nên một số người đã làm giả mạo nụ hòe bằng cách, lấy những cành hòe nhỏ, có kích thước gần bằng nụ hoa, đem thái nhỏ, rồi trộn lẫn vào vị thuốc. Do đó đã làm giảm giá trị chữa bệnh của hoa hòe.

Theo YHCT, hoa hòe có vị đắng nhẹ. Tính hơi hàn. Quy kinh can, đại tràng, có công năng lương huyết, chỉ huyết, dùng trong các trường hợp huyết nhiệt, gây xuất huyết, như chảy máu cam, lỵ, trĩ ra máu, đại tiểu tiện ra máu. Phụ nữ băng kinh, băng huyết. Trên thực tế, hoa hòe có thể sử dụng dưới nhiều hình thưc khác nhau.

Hoa hòe được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

- Cầm máu, ngăn ngừa sự xơ vữa các động mạch… phòng và trị chứng tăng huyết áp, hoặc niêm mạc miệng, lưỡi bị lở loét: có thể dùng hoa hòe sao vàng, hãm uống. Ngày 4 - 6g.

- Với trường hợp hay bị xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, dùng hoa hòe sao đen (đem hoa hòe sao nhỏ lửa tới khi toàn bộ bên ngoài hoa có mầu đen, bên trong vẫn còn mầu vàng), hãm với nước sôi, uống ấm, ngày nhiều lần. Có thể phối hợp với một số vị thuốc cầm máu khác, như trắc bách diệp, lá sen, cỏ nhọ nồi,  huyết dụ, địa du, mỗi vị 6g (đều sao cháy), sắc uống, ngày một thang. Uống liền một vài tuần lễ.

Trong Đông y, thường dùng bài cổ phương hòe hoa tán gồm: hòe hoa 12g, trắc bách diệp 12g, kinh giới tuệ 12g, chỉ xác 12g. Phương thuốc này, cho hiệu quả tốt,  đối với các trường hợp xuất huyết: Trĩ huyết, đại tiểu tiện ra huyết, chảy máu cam…, hoặc vừa có ứ huyết vừa xuất huyết: Chấn thương, sưng đau, và chảy máu. Dùng dưới dạng thuốc bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-8 g với nước ấm.

Hoa hòe còn được dùng để làm thuốc xông hơi và ngâm rửa khi bị trĩ gây đau đớn: hoa hòe, chỉ xác, mỗi vị 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 20g, cho vào nồi, thêm nước sạch, bịt kín nồi bằng lá chuối tươi, đun sôi 10 phút. Chọc một lỗ nhỏ, xông nhẹ vào nơi bị trĩ. Sau đó để nước ấm, rồi ngâm, rửa các búi trĩ, sẽ giảm được đau đớn và nhanh khỏi.

Ngoài hoa hòe ra, người ta còn dùng một số bộ phận khác của cây hòe, cũng dùng làm thuốc như quả hòe, còn gọi là hòe giác, có vị đắng, tính hàn. Quy kinh  can, đại tràng; có công năng thanh can đởm, trừ phong, lương huyết, dùng sắc uống trong các trường hợp tỳ vị nhiệt, chảy nhiều dãi, trị mụn nhọt, phụ nữ bị nhọt vú, hoặc trị tăng huyết áp, trị di, mộng tinh. Hoặc lá hòe, dùng lá tươi, sắc đặc tắm khi bị ngứa, lở, dị ứng. Hoặc đem lá hòe, đồ chín, phơi khô, sắc uống hàng ngày, trị mắt bị mờ.

(Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh/skds)

Trở về

Xem thêm

  • Người bị cao huyết áp nên ăn gì?1

    Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

    Khi bị cao huyết áp (CHA), ngoài uống thuốc ra, việc lựa chọn một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

  • Trời rét, bệnh nhân tăng huyết áp dễ bị biến chứng nặng2

    Trời rét, bệnh nhân tăng huyết áp dễ bị biến chứng nặng

    Trời lạnh đột ngột dễ gây co mạch, nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp đột ngột. Điều này rất nguy hiểm vì người bệnh dễ bị biến chứng nặng như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, thậm chí tử vong.

  • Phát hiện và xử trí cơn tăng huyết áp cấp tính3

    Phát hiện và xử trí cơn tăng huyết áp cấp tính

    Đột qụy (stroke) do tăng huyết áp hay thường được gọi là tai biến mạch não do tăng huyết áp là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh do tắc mạch não (nhồi máu não) và do chảy máu não (xuất huyết não). Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

Bài cùng chuyên mục

  • Toa thuốc bắc trị mỡ máu, huyết áp cao 1

    Toa thuốc bắc trị mỡ máu, huyết áp cao

    Phương thuốc dân gian trà Long Tỉnh: Công năng chủ yếu: Giảm mỡ trong máu, giảm cholesterol, chữa trị bịnh đường tiểu (niệu đạo). Ðối tuợng chữa trị: những nguời bị bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp và bệnh đuờng tiểu (niệu đạo).

  • Hạt muồng chữa trị tăng huyết áp, táo bón2

    Hạt muồng chữa trị tăng huyết áp, táo bón

    Hạt muồng hay còn gọi là hạt muồng ngủ, theo tên thuốc Đông y là thảo quyết minh, hay quyết minh tử. Thảo quyết minh được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến một số chức năng của tạng can (gan), đau mắt, mờ mắt... táo bón do thiếu dịch mật...

  • Cỏ mần trầu trị cao huyết áp3

    Cỏ mần trầu trị cao huyết áp

    Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu... tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ lúa (Poaceae). Đông y cho rằng, Người ta thường dùng toàn thân cây cỏ mần trầu để làm thuốc trị bệnh, cụ thể như phối hợp với nhân trần làm nước giải khát mùa hè.

  • Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần II4

    Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần II

    Ngưu tất: Tên khoa học: Radix Achranthides. Thường dùng rễ cây làm thuốc. Hiện nay ngưu tất đã được di thực và trồng thành công ở nước ta.Thành phần hóa học gồm có: saponin, khi thủy phân cho acid oleanoic và glucoza…

  • Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp5

    Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp

    Đối với những người bị bệnh cao huyết áp, đậu phụ không chỉ là thức ăn lý tưởng mà còn là một vị thuốc để chữa bệnh...

  • Giun đất và khả năng điều trị tăng huyết áp6

    Giun đất và khả năng điều trị tăng huyết áp

    Y văn gọi các vị thuốc từ giun đất là Địa long (Rồng đất). Trong các tác dụng của Địa long thì hỗ trợ hạ huyết áp được quan tâm nhiều nhất. Ngoài ra, vị thuốc từ giun đất còn giúp dự phòng tai biến mạch máu não. 

  • Hoa hướng dương chữa tăng huyết áp7

    Hoa hướng dương chữa tăng huyết áp

    Hoa hướng dương (Helianthus annuus L.), thuộc họ cúc, tên khác là cây quỳ, hoa mặt trời. Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8-10. Dầu ép từ hạt có màu vàng nhạt, vị ngọt dịu, mùi dễ chịu, chứa các acid béo (acid myristic, palmitic, linoleic), các vitamin A, D, E.

  • Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần I8

    Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần I

    Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi và đang ngày càng có xu hướng gia tăng, được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, có rất nhiều thuốc giúp điều trị căn bệnh này.

Tinsuckhoe.com- Ads demo