CAO HUYẾT ÁP

Xoa bóp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

  • Cập nhật : 01/07/2015

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Trước đây bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay do đời sống vật chất ngày càng được cải thiện, cộng với những căng thẳng khiến nhiều người trẻ tuổi cũng mắc bệnh. Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp, do nhiều yếu tố như xơ vữa động mạch, bệnh ở thận  hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh...

Day huyệt ấn đường.- tinsuckhoe.com
Day huyệt ấn đường.

THA nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận... Gọi là THA khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) lớn hơn 140mmHg và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) lớn hơn 90mmHg. Theo quan niệm của y học cổ truyền, THA là hội chứng thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng (chóng mặt, hoa mắt), đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ)... do các tạng can, thận, tỳ bị mất điều hòa mà gây ra bệnh. Ngoài ra còn yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh tạng béo và cholesterol máu cao. Người bệnh THA thường có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và thường bị mất ngủ, tính tình hay cáu gắt. Để điều trị, ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì việc xoa bóp bấm huyệt đều đặn hằng ngày có thể làm huyết áp hạ xuống, rất tốt đối với những trường hợp THA độ 1 và 2. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo:

Day huyệt ấn đường: Dùng ngón tay trỏ hoặc giữa bấm day huyệt ấn đường khoảng 30 lần.

Vuốt trán: Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón trỏ vuốt từ giữa trán sang hai bên cuối huyệt thái dương khoảng 30 lần.

Chải tóc: 5 ngón tay hơi mở, ấp vào tóc phía trước rồi chải dần về phía sau gáy, làm khoảng 30 lần.

Day huyệt thái dương: Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón giữa day vào huyệt thái dương khoảng 50 lần. Khi day, đặt phần mềm của ngón vào đúng huyệt day đi day lại. Lưu ý nên cắt móng tay tránh cọ sát quá mạnh làm tổn thương da.

Day vuốt về phía sau thái dương: Dùng hai ngón tay cái đặt vào huyệt thái dương sau đó vuốt về phía sau khoảng 30 lần.

Vỗ huyệt bách hội: Ngồi thẳng người, mắt nhìn thẳng, hàm răng ngậm lại, sau đó dùng lòng bàn tay vỗ thành nhịp xung quanh huyệt bách hội, vỗ nhẹ 3 – 5 lần, sau đó vỗ mạnh hơn một chút từ 3 – 5 lần.

Day bấm huyệt phong trì: Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì, day khoảng 15 lần.

Day bấm huyệt khúc trì: Dùng ngón tay cái day bấm huyệt khúc trì hai bên tay phải và trái mỗi bên 30 lần.

Day bấm huyệt nội quan: Dùng ngón tay cái day bấm huyệt nội quan, hai bên phải và trái mỗi bên 30 lần.

Xoa bụng: Tay trái để lên mu bàn tay phải, úp vào bụng xoa khoảng 2 phút.

Bấm huyệt dũng tuyền

Xoa huyệt dũng tuyền: Để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, xoa nhanh dần cho đến khi lòng bàn chân nóng lên thì thôi, làm tương tự với chân trái.  

Lưu ý:

Nên tạo tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nên tập thể dục hoặc đi bộ hằng ngày. Duy trì mức cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.

Chế độ ăn nên hạn chế chất bột đường, chất béo có nguồn gốc động vật, nên ăn cá, thịt nạc và các chất đạm có nguồn gốc thực vật như đậu đỗ, lạc vừng, ăn ít muối, uống ít nước, ăn nhiều rau quả tươi có hàm lượng vitamin cao. Nên kiêng hút thuốc lá, bia rượu.

Thường xuyên kiểm tra huyết áp. Nếu đã mắc các bệnh tim mạch hoặc bệnh ở thân, cần điều trị triệt để.

Vị trí huyệt

Ấn đường: Giữa hai đầu lông mày.

Thái dương: Chỗ lõm, giao điểm của đuôi mắt với khóe ngoài mắt.

Bách hội: Giao điểm của đường dọc qua giữa đỉnh đầu và đường nối 2 đỉnh của vành tai.

Phong trì: Tại bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.

Khúc trì: Gập cánh tay vào, huyệt nằm ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu tay.

Nội quan: Lằn ngang cổ tay đo lên 2 tấc, giữa gân cơ dài bàn tay và gân cơ gấp cổ tay mé xương quay.

Dũng tuyền: Chỗ lõm trước gan bàn chân 1 tấc, hiện ra khi co xương bàn chân (chỗ nối tiếp 1/3 trước và 2/3 sau gan bàn chân, không tính ngón).

(Theo Lương y Đình Thuấn // Sức khỏe & Đời sống)

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp1

      Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp

      Đối với những người bị bệnh cao huyết áp, đậu phụ không chỉ là thức ăn lý tưởng mà còn là một vị thuốc để chữa bệnh...

    • Giun đất và khả năng điều trị tăng huyết áp2

      Giun đất và khả năng điều trị tăng huyết áp

      Y văn gọi các vị thuốc từ giun đất là Địa long (Rồng đất). Trong các tác dụng của Địa long thì hỗ trợ hạ huyết áp được quan tâm nhiều nhất. Ngoài ra, vị thuốc từ giun đất còn giúp dự phòng tai biến mạch máu não. 

    • Hoa hướng dương chữa tăng huyết áp3

      Hoa hướng dương chữa tăng huyết áp

      Hoa hướng dương (Helianthus annuus L.), thuộc họ cúc, tên khác là cây quỳ, hoa mặt trời. Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8-10. Dầu ép từ hạt có màu vàng nhạt, vị ngọt dịu, mùi dễ chịu, chứa các acid béo (acid myristic, palmitic, linoleic), các vitamin A, D, E.

    • Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần I4

      Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần I

      Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi và đang ngày càng có xu hướng gia tăng, được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, có rất nhiều thuốc giúp điều trị căn bệnh này.

    • Thảo mộc điều trị tăng huyết áp5

      Thảo mộc điều trị tăng huyết áp

      Tăng huyết áp có thể do các nguyên nhân: do thận như viêm cầu thận cấp tính, ứ nước bể thận, u tủy xương thận, hẹp động mạch thận; do nguyên nhân khác như: hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén...

    • Ớt trái và chứng huyết áp cao6

      Ớt trái và chứng huyết áp cao

      Ăn ớt có thể là giải pháp tuyệt vời cho những ai bị huyết áp cao. Các nhà khoa học thuộc Đại học Quân Y ở Trung Quốc đã khẳng định điều này sau khi nghiên cứu trên loài chuột, Báo The Times of India cho hay.

    • Quả dứa chữa cao huyết áp, viêm thận7

      Quả dứa chữa cao huyết áp, viêm thận

      Phù thũng do viêm thận, viêm khí quản, cao huyết áp..., những bệnh này đều có thể được cải thiện nhờ quả dứa.

    • Vai trò của y học cổ truyền trong kiểm soát tăng huyết áp8

      Vai trò của y học cổ truyền trong kiểm soát tăng huyết áp

      Trong YHCT, các biện pháp không dùng thuốc như: khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền châm cứu là những phương pháp thường được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh, đã mang lại những kết quả nhất định.

    Tinsuckhoe.com- Ads demo