CAO HUYẾT ÁP

Vai trò của y học cổ truyền trong kiểm soát tăng huyết áp

  • Cập nhật : 01/07/2015

Trong YHCT, các biện pháp không dùng thuốc như: khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền châm cứu là những phương pháp thường được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh, đã mang lại những kết quả nhất định. Trong các phương pháp điều trị THA không dùng thuốc của YHHĐ vừa nêu ở trên có thể vận dụng một số phương pháp không dùng thuốc của YHCT như luyện tập khí công, dưỡng sinh thường xuyên để góp phần giảm huyết áp. Ngoài ra, trên nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học đã từng bước xác định được những hiệu quả trị liệu từ những vị thuốc thảo mộc có nguồn gốc từ tự nhiên ít tác dụng phụ trong kho tàng phong phú về dược liệu của YHCT.

Đo và kiểm soát huyết áp thường xuyên.

Vậy thì vai trò của YHCT trong kiểm soát THA như thế nào để phát huy tác dụng hỗ trợ thực sự, khi tận dụng những lợi thế của YHCT trong dự phòng cũng như điều trị THA ở mức độ nhẹ và vừa bên cạnh YHHĐ.

- Ngay trong điều trị THA bước đầu ở bệnh nhân THA độ I chưa có biến chứng bệnh tim mạch và tổn thương quan đích đã cần phải điều chỉnh lối sống thì nên tùy sức khỏe của mỗi người có thể chọn lọc các phương pháp luyện tập của YHCT như khí công, dưỡng sinh, thái cực quyền để luyện tập thường xuyên có thể giúp ổn định huyết áp, đồng thời vẫn kết hợp với điều chỉnh lối sống, loại trừ các yếu tố nguy cơ theo YHHĐ.

Trong tăng huyết áp ở mức độ nhẹ - giai đoạn I thường xuyên sử dụng các chế phẩm thuốc thảo mộc của YHCT như chè hạ áp, viên nang địa long… vừa tiện sử dụng bảo quản, vừa có thể sử dụng lâu dài để ổn định huyết áp, tất nhiên vẫn có sự theo dõi chăm sóc sức khỏe thường kỳ của thầy thuốc tim mạch để thay đổi liệu pháp điều trị khi cần.

- Ở những bệnh nhân đã THA ở mức độ cao hơn tất nhiên phải kiểm soát huyết áp bằng các thuốc YHHĐ nhưng có thể tham khảo các phương pháp luyện tập không dùng thuốc của YHCT như khí công, dưỡng sinh với luyện tập có hướng dẫn khoa học và có thể sử dụng thêm các vị thuốc thảo mộc có tác dụng hạ huyết áp, tăng sức bền thành mạch, an thần như hòe hoa, tâm sen… có sự đánh giá, kiểm soát của các thầy thuốc chuyên ngành tim mạch.

Theo quan niệm của YHCT, nguyên nhân của chứng huyễn vững là do:

-Yếu tố tinh thần (rối loạn thất tình): do tinh thần căng thẳng kéo dài, hay lo nghĩ, tức giận khiến can khí uất kết, dẫn đến can thận âm hư, can dương vượng.

- Yếu tố ăn uống không điều độ: ăn quá nhiều các chất béo, ngọt, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá... dẫn đến đàm thấp nội sinh mà phát bệnh.

- Nội thương hư tổn: thường gặp ở những người do lao lực quá độ hay ở người cao tuổi, thận yếu, can không được nuôi dưỡng dẫn đến can phong nội động sinh ra chứng huyễn vựng.

Thầy thuốc YHCT xưa đã quy nạp chứng huyễn vựng thành 4 thể lâm sàng chính: can dương vượng, can thận âm hư, đàm thấp, tâm tỳ hư và tùy thuộc vào tính chất bệnh lý của mỗi thể bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong 4 thể lâm sàng này thì có 3 thể tương đồng với bệnh THA của YHHĐ, đó là:

Thể can dương vượng:

- Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường đau đầu, hoa mắt hay có cơn bốc hỏa, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền.

- Pháp điều trị: Bình can tiềm dương.

- Bài thuốc cổ phương: Thiên ma câu đằng ẩm.

Thể can thận âm hư:

- Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường chóng mặt, đau đầu, gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, hay ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, khô, mạch huyền tế.

- Pháp điều trị: Dưỡng thận tư âm.

- Bài thuốc cổ phương: Kỷ cúc địa hoàng hoàn.

Thể đàm thấp:

- Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường hoa mắt, chóng mặt, đầu thường có cảm giác nặng, người thường béo phì, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.

- Pháp điều trị: Trừ đàm, hóa thấp.

- Bài thuốc cổ phương: Bán hạ bạch truật thiên ma thang.

Người xưa, trong điều kiện chưa có YHHĐ, để điều trị chứng huyễn vựng người ta thường sử dụng thuốc YHCT tùy theo từng thể lâm sàng. Ngoài ra người ta còn có thể sử dụng châm cứu để điều trị các triệu chứng của chứng huyễn vựng như: đau đầu, cơn bốc hỏa, mất ngủ… Ngày nay, kết hợp YHCT với YHHĐ thì vai trò của YHCT trong kiểm soát THA nên như thế nào để vừa đảm bảo phát huy được vai trò của dược thảo, cùng với kinh nghiệm và lý luận trị bệnh độc đáo của YHCT vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình kiểm soát huyết áp, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra?

Trước hết trong điều trị THA của YHHĐ bước đầu ngay ở bệnh nhân THA độ I, không có biến chứng bệnh tim mạch và tổn thương cơ quan đích đã đề cập tới sự điều chỉnh lối sống ở ngay 4 - 6 tháng đầu và vấn đề này vẫn tiếp tục với việc dùng thuốc ở bệnh nhân THA nặng.

Thay đổi lối sống làm giảm huyết áp:giảm cân nặng; hạn chế muối ăn; tăng cường vận động thân thể; tăng cường ăn rau và hoa quả; giảm chất béo toàn phần và loại bão hòa.

Các biện pháp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch: ngừng hút thuốc; thay chất béo bão hòa bằng chất béo đơn không bão hòa; tăng ăn cá.

 

( Theo PGS.TS. Nguyễn Nhược Kim // Báo Sức khỏe đời sống Online )

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần II1

      Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần II

      Ngưu tất: Tên khoa học: Radix Achranthides. Thường dùng rễ cây làm thuốc. Hiện nay ngưu tất đã được di thực và trồng thành công ở nước ta.Thành phần hóa học gồm có: saponin, khi thủy phân cho acid oleanoic và glucoza…

    • Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp2

      Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp

      Đối với những người bị bệnh cao huyết áp, đậu phụ không chỉ là thức ăn lý tưởng mà còn là một vị thuốc để chữa bệnh...

    • Giun đất và khả năng điều trị tăng huyết áp3

      Giun đất và khả năng điều trị tăng huyết áp

      Y văn gọi các vị thuốc từ giun đất là Địa long (Rồng đất). Trong các tác dụng của Địa long thì hỗ trợ hạ huyết áp được quan tâm nhiều nhất. Ngoài ra, vị thuốc từ giun đất còn giúp dự phòng tai biến mạch máu não. 

    • Hoa hướng dương chữa tăng huyết áp4

      Hoa hướng dương chữa tăng huyết áp

      Hoa hướng dương (Helianthus annuus L.), thuộc họ cúc, tên khác là cây quỳ, hoa mặt trời. Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8-10. Dầu ép từ hạt có màu vàng nhạt, vị ngọt dịu, mùi dễ chịu, chứa các acid béo (acid myristic, palmitic, linoleic), các vitamin A, D, E.

    • Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần I5

      Thảo dược chữa bệnh tăng huyết áp - Phần I

      Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi và đang ngày càng có xu hướng gia tăng, được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, có rất nhiều thuốc giúp điều trị căn bệnh này.

    • Thảo mộc điều trị tăng huyết áp6

      Thảo mộc điều trị tăng huyết áp

      Tăng huyết áp có thể do các nguyên nhân: do thận như viêm cầu thận cấp tính, ứ nước bể thận, u tủy xương thận, hẹp động mạch thận; do nguyên nhân khác như: hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén...

    • Ớt trái và chứng huyết áp cao7

      Ớt trái và chứng huyết áp cao

      Ăn ớt có thể là giải pháp tuyệt vời cho những ai bị huyết áp cao. Các nhà khoa học thuộc Đại học Quân Y ở Trung Quốc đã khẳng định điều này sau khi nghiên cứu trên loài chuột, Báo The Times of India cho hay.

    • Quả dứa chữa cao huyết áp, viêm thận8

      Quả dứa chữa cao huyết áp, viêm thận

      Phù thũng do viêm thận, viêm khí quản, cao huyết áp..., những bệnh này đều có thể được cải thiện nhờ quả dứa.

    Tinsuckhoe.com- Ads demo