CAO HUYẾT ÁP

Tình trạng thiếu ngủ có thể làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp

  • Cập nhật : 01/07/2015

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, những người ở độ tuổi trung niên nếu ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Trong suốt thời gian 5 năm, Kristen L. Knutson và các cộng sự thuộc Đại học Chicago đã thu thập thông tin về sức khỏe, trong đó có huyết áp và đo thời gian ngủ của 578 người trưởng thành ở độ tuổi trung niên, trung bình là 40 tuổi. Thời gian ngủ được đo bằng cách sử dụng một dụng cụ khá nhạy được đeo ở cổ tay để theo dõi thời gian nghỉ và thời gian hoạt động.

Sau 5 năm, cứ giảm thời gian ngủ xuống 1 giờ thì liên quan tới  tăng 37% tỷ lệ tăng huyết áp. Nghiên cứu này được công bố trên số xuất bản ngày 8/6/2009 của Tài liệu Y Học Nội Khoa.

Trong nghiên cứu, trung bình tổng thời gian ngủ vào ban đêm của những người tham gia nghiên cứu là khoảng 6 tiếng đồng hồ. Và chỉ có 1% trong số những người tham gia có thời gian ngủ trung bình hơn 8 tiếng một đêm.

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong vì bệnh tăng huyết áp. Căn bệnh này ảnh hưởng tới 1/3 dân  số Hoa kỳ .

Các tác giả nghiên cứu chỉ rõ rằng việc giảm bớt thời gian ngủ sẽ ảnh hưởng lên thời phản ứng của cơ thể với stress, chính điều này làm phát triển bệnh tăng huyết áp.

Nghiên cứu này đã loại trừ những bệnh nhân cao huyết áp đang sử dụng thuốc, ảnh hưởng của tuổi, dân tộc, giới tính. Nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng đàn ông da đen có huyết áp cao hơn phụ nữ da đen và cao hơn so với người da trắng.

Các nhà nghiên cứu bình luận thêm, những phát hiện này có thể gợi ý khả năng rằng việc tỷ lệ tăng huyết áp ở những người Mỹ gốc phi và nam giới cao tuổi là có liên quan đến thời gian ngủ.

Nguồn tin: Bacsi.com/ Health Day
Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Cao huyết áp và bệnh thận liên quan với nhau như thế nào? 1

      Cao huyết áp và bệnh thận liên quan với nhau như thế nào?

      Cao huyết áp là nguyên nhân chính của suy thận mãn. Cùng với thời gian, huyết áp cao phá huỷ các mạch máu trong cơ thể. Nó làm giảm lượng máu cung cấp đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể như thận. Huyết áp cao cũng phá huỷ bộ lọc ở trong thận.

    • 3 vấn đề nghịch lý của bệnh tăng huyết áp2

      3 vấn đề nghịch lý của bệnh tăng huyết áp

      Trên thế giới mỗi năm có tới 17,5 triệu người tử vong do tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch. Ở Việt Nam, tỉ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng lên đến 27% (độ tuổi từ 25 tuổi trở lên) và tỉ lệ này ngày càng tăng chóng mặt.

    • Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp3

      Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp

      Tăng huyết áp dẫn đến các biến chứng ở não, tim và thận thông qua 2 cơ chế, cả hai cơ chế này đều do ảnh hưởng của tăng áp lực trong động mạch. Thứ nhất là do ảnh hưởng của áp lực máu cao trên cấu trúc và chức năng của tim và mạch máu...

    • 4

      Biến chứng của tăng huyết áp kịch phát

      Tôi 67 tuổi, vừa bị tăng huyết áp kịch phát. Xin hỏi bác sĩ bệnh có biến chứng nguy hiểm nào không?

    • Bệnh tăng huyết áp ở người trẻ5

      Bệnh tăng huyết áp ở người trẻ

      Ở người trẻ bị tăng huyết áp có tỉ lệ rối loạn chức năng tình dục cao gấp 2,5 lần người không bị tăng huyết áp

    • Tìm thấy vi rút gây bệnh huyết áp cao6

      Tìm thấy vi rút gây bệnh huyết áp cao

      Một loại vi rút phổ biến có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh cao huyết áp. Phát hiện này sẽ mở ra hướng điều trị cho hơn 1 tỉ người trên khắp thế giới. Một kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu Mỹ đã cho hay.

    • Tiểu đường kết hợp cao huyết áp: Biến chứng trên mắt7

      Tiểu đường kết hợp cao huyết áp: Biến chứng trên mắt

      Tiểu đường và cao huyết áp là hai loại bệnh không chỉ thường gặp ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở người trẻ. Tiểu đường và cao huyết áp là những bệnh lý ảnh hưởng toàn thân, đe dọa sức khỏe mọi người, nhưng lại thường bị bỏ quên. Không những thế, hai bệnh này thường gây tổn thương âm thầm trên mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    • Cao huyết áp8

      Cao huyết áp

      Bài 1 - Thành phần: Táo tây 1 quả, sứa biển 60 gam. - Cách chế: Táo gọt bỏ vỏ, thái miếng, sứa rửa sạch, thái miếng. - Công hiệu: Điều trị cao huyết áp. - Cách dùng: Ăn hết trong 1 lần, ngày ăn 2-3 lần

    Tinsuckhoe.com- Ads demo