CAO HUYẾT ÁP

Cao huyết áp và bệnh thận liên quan với nhau như thế nào?

  • Cập nhật : 01/07/2015

Có 2 sự liên quan chính:

đo huyết áp - tin sức khỏe1) Cao huyết áp là nguyên nhân chính của suy thận mãn. Cùng với thời gian, huyết áp cao phá huỷ các mạch máu trong cơ thể. Nó làm giảm lượng máu cung cấp đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể như thận. Huyết áp cao cũng phá huỷ bộ lọc ở trong thận. Kết quả là, thận sẽ không thể loại bỏ những chất độc hại cũng như nước dư thừa từ trong máu của bạn. Nước ứ thừa ở trong mạch máu có thể tăng cao và làm huyết áp lại càng tăng cao hơn.

2) Cao huyết áp đôi khi cũng là một biến chứng của suy thận mãn. Thận của bạn có một chức năng là giữ cho huyết áp ở mức ổn định. Suy thận làm khả năng điều hoà huyết áp kém đi. Kết quả là, huyết áp tăng cao. Nếu bạn bị suy thận, huyết áp cao làm cho bệnh thận của bạn càng tồi tệ hơn và có thể làm bạn bị thêm bệnh tim. Hãy thực hiện đúng theo chương trình trị liệu của bạn và kiểm soát huyết áp ở mức cho phép, điều đó sẽ làm cho bệnh thận của bạn không bị ngày càng xấu đi và ngăn ngừa bệnh tim

Làm sao để biết huyết áp của tôi quá cao?

Cách duy nhất để có thể biết huyết áp của bạn cao hay không là đo huyết áp. Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ rệt. Chính vì vậy nó được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Một lần đo huyết áp cho kết quả cao cũng chưa chắc là bạn đã bị cao huyết áp; cần phải có kiểm chứng của bác sỹ ở bệnh viện sau nhiều lần khám. Có 2 chỉ số huyết áp, huyểt tối đa, gọi là huyết áp tâm thu, là áp lực khi tim bạn đập, huyết áp tối thiểu, hay huyết áp tâm trương, là áp lực khi tim bạn nghỉ giữa các nhịp đập. Một chỉ số huyết áp được thấy là 130/80 được đọc là 130 trên 80.

Huyết áp bình thường ở người lớn 18 tuổi trở lên thường thấp hơn 120/80. Những người có huyết áp tối đa giữu 120 và 139 và huyết áp tối thiểu giữa 80 và 89 có khả năng bị huyết áp cao, cần theo dõi và thực hiện các bước kiểm soát huyết áp. Nhìn chung, huyết áp ở khoảng 140/90 hoặc cao hơn bị coi là huyết áp cao. Tuy nhiên, ở bệnh nhân suy thận, huyết áp 130/80 hoặc cao hơn mới được xem là cao.

Đo huyết áp như thế nào? Bao lâu phải kiểm tra huyết áp một lần?

Huyết áp thường được kiểm tra bằng cách quấn 1 băng đo huyết áp vòng quanh tay bạn. Mỗi khi bạn đến khám bác sỹ, bạn cần kiểm tra huyết áp. Bạn cũng có thể học cách tự đo huyết áp tại nhà. Cần lưu giữ bản ghi huyết áp cho mỗi lần bạn đến gặp bác sỹ.

Bị cao huyết áp nhưng không chắc có bị bệnh thận hay không? Cần phải làm gì?

 Bất kỳ ai bị cao huyết áp cũng có nguy cơ phát triển bệnh suy thận Bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ để xem có phải làm thêm các xét nghiệm sau không:

 -         Xét nghiệm máu về Creatinine, một loại chất thải đã được phân huỷ. Nó dùng để tính mức lọc máu cầu thận – GFR. GFR là chỉ số để biết chức năng thận của bạn còn bao nhiêu. Nếu GFR quá thấp, nghĩa là thận của bạn không còn khả năng loại bỏ các chất thải độc hại và nước dư thừa trong máu.

-         Xét nghiệm nước tiểu xem có protein không. Có protein trong nước tiểu là một dấu hiệu cho thấy thận đã bị tổn thương. Lượng protein cao càng làm tăng nguy cơ thận của bạn đang xấu đi và bạn có khả năng bị thêm bệnh tim nữa.

-         Xét nghiệm đếm số lượng hồng cầu và bạch cầu.

Cần phải làm những xét nghiệm gì nếu bạn bị suy thận?

Bên cạnh việc kiểm tra GFR và protein nước tiểu, bạn cần phải làm những xét nghiệm sau:

-         Chẩn đoạn loại bệnh thận mà bạn bị. Nó có thể bao gồm siêu âm để xem ảnh rõ ràng về thận của bạn, qua đó có thể kiểm tra xem có vấn đề gì về kích cỡ hay cấu trúc hoặc có tắc nghẽn gì không.

-         Một số xét nghiệm khác để xem bạn có nguy cơ bị các bệnh về tim mạch hay không, hoặc nếu bạn đã bị bệnh tim mạch thì xem có bị xấu đi không. Những xét nghiệm đó gồm:

o       Điện tâm đồ

o       Kiểm tra lượng đường glucose trong máu

o       Kiểm tra lượng Lipid trong máu (mỡ trong máu, cholesterol)

o       Kiểm tra cân nặng và chiểu cao để tính chỉ số BMI

Bác sỹ cũng sẽ nói với bạn về những tác dụng phụ và các biến chứng nếu có của loại thuốc bạn đang dùng; các khó khăn mà bạn sẽ gặp phải khi theo phác đồ điều trị.

Bao lâu bạn lại phải đến gặp bác sỹ?

 Một khi bạn đã theo một phương pháp trị liệu ổn định, bạn có thể không cần đi gặp bác sỹ thường xuyên, bạn chỉ phải gặp bác sỹ nhiều hơn nếu:

-         Bạn bắt đầu dùng một loại thuốc mới

-         Cần phải thay đổi liều dùng của thuốc

-         Bệnh thận của bạn trở nên tệ hơn

-         Bạn không thể kiểm soát được huyết áp

 Khi đến phòng khám, bác sỹ sẽ kiểm tra

-         Huyết áp

-         Mức lọc máu cầu thận

-         Mức protein trong nước tiểu

-         Lượng Kali trong máu, vì khi thận bị suy, lượng Kali có thể tăng cao trong máu; nó sẽ rất nguy hiểm đến tim. Một số loại thuốc chữa huyết áp cao và ngăn chặn những tổn thương thêm cho thận cũng có thể làm tăng lượng Kali. Nếu lượng Kali trong máu bạn tăng cao, bạn cần phải thay đổi thực đơn ăn kiêng.

Phác đồ điều trị thế nào nếu bị cả cao huyết áp và suy thận?

Phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào bạn bị suy thận ở giai đoạn nào. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể sẽ yêu  cầu bạn đi gặp thêm chuyên gia về thận hoặc cao huyết áp để có được một phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Mục tiêu bạn cần đạt được là:

-         Huyết áp thấp hơn 130/80

-         Giữ cho thận không bị xấu đi

-         Giảm nguy cơ bị bệnh tim

Để đạt được những mục tiêu này, bạn cần kết hợp ăn kiêng với một lối sống khoẻ mạnh.
 
Thay đổi những gì để ăn kiêng?

 Tuỳ thuộc vào bạn đang ở giai đoạn nào của suy thận. Nếu ở giai đoạn 1-2, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn theo một thực đơn ăn kiêng nhiều hoa quả, rau và thực phẩm bơ sữa như DASH. Bạn có thể hỏi thêm bác sỹ.

 Nếu bạn ở giai đoạn 1-4, bạn cần phải:

-         Giảm lượng muối. Bạn không được dùng quá 2400miligrams mỗi ngày. Xem thêm bài viết cụ thể để Kiểm soát lượng muối

-         Giảm thực phẩm có hàm lượng chất béo và cholesterol cao; vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

-         Kiểm soát lượng Carbohydrate, chỉ được dùng trong khoảng từ 50-60% tổng số lượng Calo mỗi ngày. Vì Carbohydrate trong thực phẩm sẽ biến đổi thành đường trong cơ thể bạn. Nó có trong rất nhiều loại thực phẩm như bánh mỳ, cơm, mỳ, khoai tây, ngô, đậu, hoa quả và nước hoa quả ép, sữa, sữa chua.

Nếu ở giai đoạn 3-4, bạn có thể phải có nhiều thay đổi hơn để hạn chế những biến chứng như các bệnh về xương. Bạn cần làm:

-         Kiểm soát lượng Protein.

-         Ăn rất ít thực phẩm chứa hàm lượng phốt-pho cao, vì nó sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh về xương. Phốt-pho được thấy trong các sản phẩm bơ sữa như sữa, pho-mát, bánh pudding, sữa chua và kem; ở trong một số đồ uống như coca, bia.

-         Giảm lượng Kali trong bữa ăn. Bác sỹ sẽ kiểm tra hàm lượng Kali trong máu của bạn, hãy hỏi bác sỹ kết qủa test, nếu quá cao, bạn cần loại bỏ những thức ăn có lượng Kali cao.

Xem thêm bài viết cụ thể về ăn kiêng, click:

Chế độ ăn kiêng dành cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân thận

Ngoài ra, cần phải thay đổi những gì nữa?

 Những bước sau có thể giúp bạn đạt được mục tiêu trị liệu dễ dàng hơn:

-         Giảm cân nếu bạn quá béo

-         Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày. Luôn luôn kiểm tra với bác sỹ trước khi thực hiện bất kỳ một chương trình thể dục nào.

-         Không uống rươu, không hút thuốc lá.

Các loại thuốc cần dùng?

Huyết áp tiêu chuẩn bạn cần đạt được là 130/80. Để đạt được mục tiêu này, bạn có thể phải dùng nhiều hơn 1 loại thuốc huyết áp. Thuốc của bạn có thể bao gồm:

-         Thuốc ACE (Angiotensin - protein trong máu, enzyme này làm tăng sản sinh andosterone từ vỏ thượng thận, chuyển hoá chất ức chế enzyme), hoặc ARB (Angiotensin phong bế cơ quan nhận cảm); nghiên cứu chỉ ra rằng những loại này có thể giúp bảo vệ chức năng thận của bạn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

-         Thuốc lợi tiểu

-         Một số loại thuốc khác, như phong bế Beta hay phong bế canxi

Bạn cần uống thuốc đúng như đơn bác sỹ kê. Hãy báo cho bác sỹ biết nếu bạn gặp phải bất cứ phản ứng phụ nào, bác sỹ có thể sẽ giảm liều lượng hoặc đổi thuốc khác cho bạn. Bạn không được phép tự ý bỏ thuốc; kể cả khi bạn cảm thấy khoẻ mạnh hơn, không kiểm soát huyết áp vẫn có thể làm một số bộ phận trong cơ thể bạn bị phá huỷ vì như đã nói, huyết áp cao là “kẻ giết người thầm lặng”.
 
Cần làm gì nếu bạn bị cả suy thận và tiểu đường?

Kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp là những việc quan trọng nhất bạn cần làm để giữ cho thận không bị xấu đi và tránh một số biến chứng khác. Hãy làm theo những gì bác sỹ yêu cầu, nếu bạn bị tiểu đường và suy thận, ACE và ARB chắc chắn sẽ là 1 trong số thuốc bạn phải dùng, kể cả huyết áp bạn đạt mức 130/80, vì những loại thuốc đó giúp bảo vệ chức năng thận của bạn.

Cần làm gì để kiểm soát huyết áp?

Bạn có thể tự giúp mình rất nhiều:

-         Hãy đến khám bác sỹ theo đúng lịch.

-         Hỏi bác sỹ cách tự đo huyết áp tại nhà; ghi lại chỉ số huyết áp mỗi lần đo và cho bác sỹ biết

-         Uống thuốc hạ huyết áp đúng theo đơn, kể cả khi bạn thấy ổn, vì huyết áp cao đôi khi không có dấu hiệu gì cả.

-         Báo với bác sỹ tất cả phản ứng phụ của thuốc mà bạn gặp phải. Không bao giờ được tự ý dừng thuốc.

-         Để giúp bạn nhớ giờ uống thuốc, hãy để mỗi loại thuốc vào một hộp nhỏ và ghi nhãn cho nó với ngày, giờ uống cụ thể, bạn cũng có thể đặt chuông báo hoặc nhờ người thân trong gia đình nhắc giờ cho bạn.

-         Ăn kiêng và tập thể dục đều đặn.

-         Nghiên cứu về phương pháp trị liệu của bạn, hãy hỏi bác sỹ nếu bạn còn băn khoăn chưa hiểu

Những điều quan trọng cần ghi nhớ

 -         Cao huyết áp và bệnh thận liên quan chặt chẽ với nhau, nó vừa là nguyên nhân vừa là biến chứng.

-         Cao huyểt áp làm tăng nguy cơ bị bệnh thận và bệnh tim.

-         Kiểm soát huyết áp có thể giảm nguy cơ biến chứng

-         Cao huyết áp thường không có dấu hiệu, cách duy nhất để nhận biết là bạn cần đo huyết áp. Bạn cần đo huyết áp mỗi lần đến khám bác sỹ

-         Nếu bạn bị suy thận, bác sỹ sẽ làm xét nghiệm máu và test mức lọc máu cầu thận (GFR), cũng như lượng một số chất hoá học trong máu của bạn như Kali

-         Phương pháp trị liệu bao gồm cả lối sống khoẻ mạnh và uống thuốc

-         Mục tiêu của bạn là: huyết áp ở mức 130/80; giữ cho chức năng thận không bị xấu đi; giảm nguy cơ bị bệnh tim

-         Bạn có thể phải dùng nhiều hơn 1 loại thuốc hạ huyết áp

-         Báo với bác sỹ tất cả những vấn đề bạn gặp phải. Không được tự ý bỏ thuốc

-         Tìm hiểu để biết rõ về bệnh và phương pháp trị liệu

-         Khuyến khích gia đình cũng nên kiểm tra huyết áp

(Nguồn: kidney)

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Tăng huyết áp thể đặc biệt1

      Tăng huyết áp thể đặc biệt

      Cùng với sự phát triển của xã hội, chế độ lao động sinh hoạt, ăn uống không điều độ làm cho tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp  ngày càng tăng lên và có xu hướng trẻ hóa. Để điều trị, ngoài việc người bệnh cần có chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; thì việc dùng thuốc là một vấn đề hết sức quan trọng.

    • Huyết áp cao làm suy giảm trí nhớ2

      Huyết áp cao làm suy giảm trí nhớ

      Huyết áp cao có thể liên quan tới việc mất trí nhớ ở tuổi trung niên. Đó là kết luận của các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu y tế quốc gia Pháp sau khi khảo sát dữ liệu của gần 5.000 người có độ tuổi trung bình là 55, theo trang tin Healthday.com.

    • Hội chứng “áo choàng trắng” và cao huyết áp3

      Hội chứng “áo choàng trắng” và cao huyết áp

      Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Trường ĐH Milan (Ý) vừa cho biết những người bị hội chứng “áo choàng trắng” sẽ tăng gấp 2,5 lần nguy cơ bị bệnh cao huyết áp khi so với những người bình thường.

    • Xác định gien cao huyết áp4

      Xác định gien cao huyết áp

      Hai nghiên cứu quy mô quốc tế được công bố gần như đồng thời vào ngày 10-5, trên tạp chí Nature Genetics và tại hội nghị khoa học thường niên về cao huyết áp của Mỹ ở San Francisco, đã xác định 13 vùng gien có liên quan tới chứng cao huyết áp.

    • 3 vấn đề nghịch lý của bệnh tăng huyết áp5

      3 vấn đề nghịch lý của bệnh tăng huyết áp

      Trên thế giới mỗi năm có tới 17,5 triệu người tử vong do tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch. Ở Việt Nam, tỉ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng lên đến 27% (độ tuổi từ 25 tuổi trở lên) và tỉ lệ này ngày càng tăng chóng mặt.

    • Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp6

      Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp

      Tăng huyết áp dẫn đến các biến chứng ở não, tim và thận thông qua 2 cơ chế, cả hai cơ chế này đều do ảnh hưởng của tăng áp lực trong động mạch. Thứ nhất là do ảnh hưởng của áp lực máu cao trên cấu trúc và chức năng của tim và mạch máu...

    • 7

      Biến chứng của tăng huyết áp kịch phát

      Tôi 67 tuổi, vừa bị tăng huyết áp kịch phát. Xin hỏi bác sĩ bệnh có biến chứng nguy hiểm nào không?

    • Bệnh tăng huyết áp ở người trẻ8

      Bệnh tăng huyết áp ở người trẻ

      Ở người trẻ bị tăng huyết áp có tỉ lệ rối loạn chức năng tình dục cao gấp 2,5 lần người không bị tăng huyết áp

    Tinsuckhoe.com- Ads demo