CAO HUYẾT ÁP

5 Ngộ nhận nguy hiểm về bệnh cao huyết áp

  • Cập nhật : 01/07/2015

Một số “kiến thức” khá phổ biến về bệnh cao huyết áp thực ra lại rất sai lầm, và vì thế có thể gây nguy hiểm cho bạn hoặc người thân. Những ngộ nhận đó là:

->> Bệnh tụt huyết áp và những điều cần biết
->> Tìm hiểu thêm về bệnh huyết áp thấp

đo huyết áp - tinsuckhoe.com
Bệnh nhân cao huyết áp cần đo huyết áp thường xuyên.

Huyết áp tăng theo tuổi là bình thường

Huyết áp sẽ tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi, đặc biệt vào giai đoạn lão hóa, huyết áp tối đa tăng rõ rệt nhất. Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng bình thường, mà rất có hại sức khỏe. Người có huyết áp tối đa cao có nguy cơ gặp phải các tai biến nguy hiểm nhiều gấp 3 – 6 lần so với người có huyết áp tối đa bình thường, cần có biện pháp điều trị để phòng ngừa các bệnh về tim và mạch máu não.

Chỉ khi căng thẳng cao độ mới tăng huyết áp

Một số người cao tuổi cho rằng, “cao huyết áp” là cụm từ dùng để chỉ những người bị kích thích về tinh thần và bị căng thẳng về thần kinh. Dựa trên quan điểm sai lầm đó, một số người mắc bệnh cao huyết áp chỉ uống thuốc khi bản thân họ cảm thấy khó chịu, căng thẳng về tinh thần. Kiểu uống thuốc này chẳng khác gì uống mấy viên tetracyclin khi cảm thấy nhức đầu.

Nhưng nên biết rằng, cao huyết áp không chỉ do đơn giản là do căng thẳng về tinh thần. Rất nhiều người sống trong điều kiện thoải mái nhẹ nhàng mà vẫn bị bệnh.

Có thể đánh giá bệnh nặng nhẹ bằng cảm giác

Triệu chứng của bệnh cao huyết áp và tình trạng bệnh tật đôi khi không giống nhau. Có khi triệu chứng rất rõ ràng nhưng huyết áp lại không cao. Ngược lại, có những người huyết áp rất cao nhưng triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn. Do không nhận biết được chính xác các triệu chứng của bệnh, họ không uống thuốc, dẫn tới các chứng bệnh khác cùng phát sinh như tim phì đại, nhồi máu cơ tim…

Còn với người cao huyết áp mà triệu chứng lâm sàng không có cũng cần tiến hành điều trị giảm huyết áp một cách tích cực, điều này phụ thuộc vào tuổi tác, chỉ số huyết áp, tình trạng tổn thương của các phủ tạng như: tim, não, thận và các nhân tố gây nguy hiểm khác.

Để đánh giá đúng tình trạng bệnh, cần đo huyết áp thường xuyên.

Tự chọn cách điều trị cũng không sao

Có một số người, bác sĩ khuyên song song với việc uống thuốc huyết áp hằng ngày, cần phải chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như giảm béo, năng tập thể dục thể thao, ăn giảm muối. Nhưng họ lại cho rằng không cần uống thuốc mà chỉ cần chọn lấy một trong những cách trên để thay thế.

Trên thực tế, tuyệt đại đa số những phương pháp ngoài uống thuốc như vừa nêu chỉ là các phương pháp hỗ trợ, chứ không thể thay thế thuốc.

Bệnh có thể tự khỏi

Rất nhiều bệnh nhân sau khi uống thuốc đã trở lại mức huyết áp bình thường thì tự cho phép mình ngừng thuốc vì đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại. Trên thực tế, số lngười mắc bệnh cao huyết áp điều trị khỏi rất hiếm, nên cần phải cảnh giác, liên tục kiểm tra, điều chỉnh nhằm phòng chống những biến chứng do nó gây ra. Phần lớn bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời.

(Theo HuyetAp)

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Tăng huyết áp thể đặc biệt1

      Tăng huyết áp thể đặc biệt

      Cùng với sự phát triển của xã hội, chế độ lao động sinh hoạt, ăn uống không điều độ làm cho tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp  ngày càng tăng lên và có xu hướng trẻ hóa. Để điều trị, ngoài việc người bệnh cần có chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; thì việc dùng thuốc là một vấn đề hết sức quan trọng.

    • Huyết áp cao làm suy giảm trí nhớ2

      Huyết áp cao làm suy giảm trí nhớ

      Huyết áp cao có thể liên quan tới việc mất trí nhớ ở tuổi trung niên. Đó là kết luận của các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu y tế quốc gia Pháp sau khi khảo sát dữ liệu của gần 5.000 người có độ tuổi trung bình là 55, theo trang tin Healthday.com.

    • Hội chứng “áo choàng trắng” và cao huyết áp3

      Hội chứng “áo choàng trắng” và cao huyết áp

      Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Trường ĐH Milan (Ý) vừa cho biết những người bị hội chứng “áo choàng trắng” sẽ tăng gấp 2,5 lần nguy cơ bị bệnh cao huyết áp khi so với những người bình thường.

    • Xác định gien cao huyết áp4

      Xác định gien cao huyết áp

      Hai nghiên cứu quy mô quốc tế được công bố gần như đồng thời vào ngày 10-5, trên tạp chí Nature Genetics và tại hội nghị khoa học thường niên về cao huyết áp của Mỹ ở San Francisco, đã xác định 13 vùng gien có liên quan tới chứng cao huyết áp.

    • 3 vấn đề nghịch lý của bệnh tăng huyết áp5

      3 vấn đề nghịch lý của bệnh tăng huyết áp

      Trên thế giới mỗi năm có tới 17,5 triệu người tử vong do tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch. Ở Việt Nam, tỉ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng lên đến 27% (độ tuổi từ 25 tuổi trở lên) và tỉ lệ này ngày càng tăng chóng mặt.

    • Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp6

      Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp

      Tăng huyết áp dẫn đến các biến chứng ở não, tim và thận thông qua 2 cơ chế, cả hai cơ chế này đều do ảnh hưởng của tăng áp lực trong động mạch. Thứ nhất là do ảnh hưởng của áp lực máu cao trên cấu trúc và chức năng của tim và mạch máu...

    • 7

      Biến chứng của tăng huyết áp kịch phát

      Tôi 67 tuổi, vừa bị tăng huyết áp kịch phát. Xin hỏi bác sĩ bệnh có biến chứng nguy hiểm nào không?

    • Bệnh tăng huyết áp ở người trẻ8

      Bệnh tăng huyết áp ở người trẻ

      Ở người trẻ bị tăng huyết áp có tỉ lệ rối loạn chức năng tình dục cao gấp 2,5 lần người không bị tăng huyết áp

    Tinsuckhoe.com- Ads demo